Powered By Blogger

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Chuyến hành hương đầu năm

Xuất hành đầu năm với Công ty Du lịch Hồng Đức.

Xuất phát lúc 13h05 ngày 18 tháng 2 năm 2012 từ cổng trường. Điểm dừng chân đầu tiên tất nhiên là Đền Sòng, Bỉm Sơn. Thủ tục hải quan trước khi xuất ngoại!!! Đền này đang xây một cái cổng rất hoành tráng, nhưng chưa xong.

Mới đi được 40 km nên vẫn còn khỏe, hào hứng.Chưa ai phải dìu ai!

18h10 đoàn đến Đền Bà Chúa kho, Tp. Bắc Ninh. Trời đã tối mịt nhưng trong đền vẫn đông nghịt người. Các cửa hàng sắp lễ, viết sớ, bán đồ thờ cúng kéo dài vài km, sáng choang ánh điện và lấp lánh vàng "cành vàng lá ngọc"!



Đường vào Đền Bà Chúa kho!


Điện thờ chính tuyệt đẹp với........ biển cảnh báo khách không dùng dịch vụ khấn thuê!







Rời đền Bà Chúa kho, đoàn nhằm hướng thị xã Sao Đỏ trực chỉ, nhận phòng tại khách sạn Huy Hoàng và ăn tối muộn với bữa cơm cực ngon. Chả phải vì sơn hào hải vị gì mà vì đói, lạnh và mệt. Một chai John và 4 lít rượu nếp. kết thức bữa ăn với nỗi lo mang tên " ngày mai uống gì"!




Khách sạn có cái tên rất đẹp Huy Hoàng nằm ở một vùng khá là heo hút, mới 9h tối xung quanh đã tắt điện tối om. Anh em định rủ nhau lượn một vòng nhưng bà chủ khách sạn nói đi thì có thể gọi taxi nhưng về thì ráng đi bộ! Nản, đành quay lên phòng đánh cờ. Chả có gì đáng chụp ngoại trừ cành đào này.


Sáng 19/2, trời rất lạnh. hẹn nhau 7h00 xe xuất phát đi Côn Sơn Kiếp Bạc nhưng ngặt nỗi xung quanh không có tiệm ăn sáng nào mở của trước 7h. Nhóm trước đi bộ 2km ra gõ cửa một nhà hàng, gọi được bát mỳ tôm bò với giá 30.000đ. Cả xe đổ bộ vào quán, tự phục vụ mỳ tôm. Xong vụ này chủ quán chắc đóng cửa đi du lịch luôn!
Cổng chùa Côn Sơn. Nhung từ từ, sang thăm đền thờ Nguyễn Trãi trước.


Cổng vào đền thờ Nguyễn Trãi


Tạo dáng, chụp ảnh nào!


Nữa nào!




Tiếp nào!


Đền thờ chính


Nhà bia


Tấm bia đó ghi thế này



Cây do lãnh đạo Đảng và nhà nước trồng








Rồng đá thời Lý, sản xuất năm 200...mấy, quên rồi. Lần trước ra chưa xây xong.






19 vị, một tên chụp ảnh là 20. Ủa, còn 27 vị nữa đi đâu mất tiêu rồi!



Phía trong chùa Côn Sơn.


Tấm bia đá rất cổ, tài sản quý nhất chùa. Chẳng biết chữ gì ghi trên đó, chẳng thấy biển chú giải!



Cây đại cổ thụ trước chùa, 600 năm tuổi.




Anh Hai với chị Hai hát quan họ. Bận hát nhưng hễ quý khách nào bỏ vài đồng vào cái đĩa để trước mặt là nhún người cúi đầu cảm ơn rất duyên dáng. Lúc đi ngang qua, anh Hai đang hát bài "trên đường đi lễ xuân đầu năm....". Ô, bài này đâu phải quan họ nhỉ!



Cổng đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Từ bãi đỗ xe vào như một cái chợ, nhếch nhác nhưng từ cổng vào rất sạch sẽ, uy nghiêm. Nhân viên an ninh liên tục nhắc khách không "xem bói chỉ tay", thậm chí nêu đích danh tên người coi bói trên loa truyền thanh. Ở Côn Sơn, cụ thể là đền Nguyễn Trãi và đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, khi khách ủng hộ công đức dù chỉ là 10k cũng được đọc tên trên loa rất trang trọng với lời cảm ơn và chúc phúc. Ở vài nơi khác, nhân viên nhà đền khinh khỉnh "công đức 30k mà cũng ghi phiếu"!



Phía trong đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn


Lá cờ Đại rất to, thêu chữ (chắc là) Trần. (Đông A)







Ngoài bờ sông.


Các quan Đại thần đi hộ đê, phòng chống bão lụt



Đoàn dùng cơm trưa tại thành phố Thái Bình sau đó nhằm hướng Nam Định trực chỉ.



Đền Trần, tp. Nam Định








Phủ Dày, Nam Định, nơi thờ Liễu Hạnh.


Trên xe, hướng dẫn viên tổ chức trò chơi Giải phẫu cơ thể. Mềnh được làm giáo cụ trực quan! Cô hướng dẫn viên có cái tên rất ư là...hiếu chiến: Nguyễn Thị Chiến!



Thầy Đình phát biểu cảm tưởng.



Cô Lý hát Mời Trầu. Đói gần chết mời anh em ăn trầu!


Bữa cơm chia tay tại nhà hàng Hồng Nhung, tp Thanh Hóa kết thúc chuyến hành hương lúc 20h00 ngày 19/2/2012


Cảm nhận sau chuyến đi:
Cảm nhận 1. Buồn cười.Đi lễ đền chùa theo tâm lý đám đông:

Th.s Trần Văn Phương (Giảng viên Khoa Văn hóa – Phát triển, HV Báo chí và tuyên truyền):


Lối tiếp nhận đơn giản kiểu quan niệm của nhiều người Việt cho rằng Đức Phật trở thành một vị thần thánh có nhiều phép thần thông. Họ cho rằng Đức Phật càng gần gũi với họ càng tốt để dễ dàng ban phát, phù hộ cho mình. Điều này dẫn đến tình trạng họ tìm đến Đức Phật để cầu xin cho mình những giá trị thực tiễn như tiền tài, may mắn, địa vị… trong cuộc sống mà quên đi rằng Đức Phật chỉ là một nhà tư tưởng và họ mới chính là chủ thể quyết định chính cuộc sống của mình.
người đến với Phật không phải để cầu xin ban phát những điều tốt cho mình mà để tìm đến những giáo lý của Phật giáo để phải tự xuất phát từ bản thân mình làm những việc thiện thì mới mong tự nhận lại cho mình những điều tốt đẹp. Vì vậy Đức Phật ở đây chỉ mang ý nghĩa như một nhà tư tưởng chứ không phải là một vị thần thánh.
Người đến thờ Phật để tu bản thân mình chứ không phải coi Đức Phật như một vị thánh đem đi điều không may mang đến điều tốt lành mà coi thánh nơi này thiêng hơn thánh nơi khác.

việc thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo nhưng khi bắt đầu khấn nhiều người lại khấn câu đầu tiên là “Nam mô a di đà phật”. Tín ngưỡng thờ mẫu không phải là phật giáo, nhưng khi nhiều người đến phủ Tây Hồ, phủ Dầy câu đầu tiên khấn cũng lại là “Nam mô a di đà phật”.
Biểu hiện về mặt vật chất như: Chùa là thánh đường thờ Phật thì nhiều nơi lại đưa cả thờ Mẫu là một tín ngưỡng nguyên thủy của người Việt  thế kỉ 16 để đưa vào trong chùa. Thậm chí ngay cả đức thánh Trần Hưng Đạo cũng được vào trong ngồi chùa thờ cùng với Phật.
Hay là chuyện đi chùa thì lại cúng mặn, đốt vàng mã, thắp hương, công đức tiền lẻ bừa bãi… tất cả cũng đều bắt nguồn từ nhận thức sai lệch hoặc thiếu hiểu biết của người dân khi đến cửa Phật…